Loading...
Phê chuẩn điều ước quốc tế
28/04/2016 - 3904 lượt xem

Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những điều ước quốc tế sau đây phải được phê chuẩn:

  • Điều ước quốc tế có quy định phải phê chẩn;

  • Điều ước quốc tế được ký nhân danh Nhà nước;

  • Điều ước quốc tế được ký nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc có quy định liên quan đến ngân sách nhà nước.

Các cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Trong trường hợp Bộ Ngoại giao là cơ quan đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Trong điều 82 Công ước Viên năm 1969 đã ghi nhận: “Công ước này sẽ phải được phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chuẩn”.

 
 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Giải thích các điều ước quốc tế (31/07)
Công bố và đăng ký điều ước quốc tế (28/04)
Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên (28/04)
Phê duyệt điều ước quốc tế (28/04)
Các thỏa thuận quốc tế (28/04)
Điều ước quốc tế (28/04)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
3
Tổng truy cập:
4.133.132