Loading...
Phân tích các thuộc tính của pháp luật
06/05/2016 - 87122 lượt xem

Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền, không thể tách rời của sự vật, hiện tượng, qua đó có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng kia. Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật, nhằm phân biệt chúng với các quy phạm xã hội khác; quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo.

Các thuộc tính của pháp luật

-         Tính quy phạm phổ biến: được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức;

-         Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều, khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương xứng.

Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:

+ Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật;

+ Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương, chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp;

+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật;

+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn văn bản;

+ Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp, lập quy.

-         Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật:

+ Để thực hiện, nhà nước đưa vào các quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.

+ Nhà nước sử dụng các phương pháp, phương tiện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính; kinh tế; tổ chức; tư tưởng (tuyên truyền, giáo dục pháp luật) và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp này hay biện pháp khác hoặc kết hợp giữa các biện pháp tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.

-         Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động:

+ Tất cả các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp;

+ Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CMND còn hạn thì có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không? (06/12)
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể (15/02)
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (15/02)
Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (15/02)
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (15/02)
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (15/02)
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (14/02)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (14/02)
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi (14/02)
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (14/02)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
20
Tổng truy cập:
4.201.823