Loading...
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
06/05/2016 - 570 lượt xem

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2001 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:

-     Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành Hiến pháp và Luật.

Hiến pháp là văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là nền tảng, cơ sở để ban hành các luật và văn bản dưới luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của xã hội: Chế độ chính trị; chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,…

Luật, đạo luật, bộ luật là những văn bản có hiệu lực pháp lý sau Hiến pháp, cụ thể hóa Hiến pháp. Mỗi đạo luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội. Mọi văn bản trái Hiến pháp và luật đều bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật. Ngoài Hiến pháp và luật Quốc hội còn thông qua các nghị quyết.

-     Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành pháp lệnh, nghị quyết căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Pháp lệnh quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật.

-     Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh, quyết định, (lệnh công bố luật, lệnh giới nghiêm, lệnh đại xá, đặc xá…) căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

-     Chính phủ ban hành nghị quyết, nghị định căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

-     Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành các quyết định, chỉ thị căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

-     Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

-     Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

-     Hội đồng nhân dân các cấp ban hành nghị quyết để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực thuộc địa phương căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

-     Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền ban hành quyết định, chỉ thị căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CMND còn hạn thì có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không? (06/12)
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể (15/02)
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (15/02)
Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (15/02)
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (15/02)
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (15/02)
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (14/02)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (14/02)
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi (14/02)
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (14/02)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
2
Tổng truy cập:
4.136.652