Loading...
Phân biệt áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác
06/05/2016 - 14955 lượt xem

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền hoặc các tổ chức chính trị - xã hội khi được nhà nước trao quyền theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Áp dụng pháp luật khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác ở những đặc điểm sau đây:

-         Một là, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức – quyền lực nhà nước, vì:

+   Áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền (trường hợp đặc biệt do tổ chức chính trị - xã hội được trao quyền) thực hiện;

+   Áp dụng pháp luật được thực hiện theo ý chí đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền, mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng; quyết định áp dụng pháp luật có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan;

Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

-         Hai là, áp dụng pháp luật được thực hiện theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định chặt chẽ.

-         Ba là, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

-         Bốn là, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải phân tích vụ việc, làm sáng tỏ nội dung của vụ việc, sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và ra văn bản áp dụng pháp luật.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CMND còn hạn thì có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không? (06/12)
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể (15/02)
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (15/02)
Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (15/02)
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (15/02)
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (15/02)
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (14/02)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (14/02)
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi (14/02)
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (14/02)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
2
Tổng truy cập:
4.138.730