Loading...
Khái niệm, đặc điểm, các loại quan hệ pháp luật
06/05/2016 - 78650 lượt xem

-         Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia mang  những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

-         Đặc điểm của quan hệ pháp luật

+   Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

+   Quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

+   Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

+   Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế. Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.

+   Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể. Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

-         Phân loại quan hệ pháp luật: Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.

+   Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các nghành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…

+   Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).

Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).

Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CMND còn hạn thì có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không? (06/12)
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể (15/02)
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (15/02)
Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (15/02)
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (15/02)
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (15/02)
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (14/02)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (14/02)
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi (14/02)
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (14/02)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
9
Tổng truy cập:
4.201.970