Loading...
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
22/05/2016 - 630 lượt xem
Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều có phạm vi áp dụng nhất định theo thời gian, không gian và đối tượng tác động.

-         Hiệu lực theo thời gian là thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật, đó là:

Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác;

Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác;

Quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

 Chỉ trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được hiệu lực trở về trước, (Điều 76 luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ban hành quy phạm pháp luật 2002).

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp: hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; được thay thế bằng văn bản mới; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản hướng dẫn thi hành cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó.

-         Hiệu lực về không gian: Mỗi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trên một vùng lãnh thổ nhất định: Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước Trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, văn bản của cơ quan nhà nước ở Trung ương chỉ có hiệu  lực đối với những nhóm đối tượng nhất định, ví dụ: Quy chế của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Các văn bản của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân địa phương chỉ có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó.

-         Hiệu lực theo đối tượng: Thông thường các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức trên lãnh thổ của một nước trừ trường hợp văn bản có quy định khác. Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nan tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CMND còn hạn thì có bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp không? (06/12)
Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể (15/02)
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (15/02)
Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (15/02)
Các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (15/02)
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (15/02)
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (15/02)
Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động (14/02)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (14/02)
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi (14/02)
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai (14/02)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
2
Tổng truy cập:
4.138.712