Loading...
Tọa đàm Giáo dục Đại học và thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0
19/05/2019 - 3071 lượt xem
Ngày 18/05/2019, Trung ương Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và Đại học Công nghiệp Hà Nội, tổ chức tọa đàm nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2019 với chủ đề “Giáo dục Đại học và thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

Đến dự buổi tọa đàm có các đồng chí: PGS. TS Lê Phước Minh Phó Chủ tịch Phụ trách Trung ương Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu phi và Trung đông, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Đức Hoàng Phó Tổng thư ký Trung ương Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Bùi Văn Dũng Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam; PGS. TS Phạm Bích San nguyên Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; PGS. TS Mai Hà Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Hoàng Thu Hồng Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Đoàn kết thanh niên và Địa bàn dân cư Thành đoàn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội; Nguyễn Mạnh Linh Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Thành đoàn Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội; Trương Thị Thanh Hoài Bí thư Đoàn trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội;....

 
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề chính như: Trí thức trẻ Việt Nam với nghiên cứu khoa học, những môn học cần xem xét bổ sung vào chương trình giáo dục đại học, khoa học hành chính là hành trang không thể thiếu với sinh viên khi đi xin việc, khoa học dự báo và giáo dục đại học trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, đồng chí Bùi Văn Dũng Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) mở ra những thay đổi lớn lao về kinh tế, văn hoá, xã hội một cách toàn diện. Nước ta đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với rất nhiều thuận lợi, ngay từ rất sớm Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, bên cạnh đó trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là một trong những nước phát triển mạnh về công nghệ thông tin, là điều kiện tốt khi nước ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 
 
Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, tự động hóa cũng như con người sẽ cùng nhau làm việc theo một hệ thống hoàn toàn mới. Các loại máy móc nói chung hay đặc biệt là những con robot sẽ được kết nối với hệ thống máy tính để làm việc theo ý muốn của con người. 
 
Cách mạng công nghiệp 4.0 là việc ứng dụng nhiều hơn máy móc, công nghệ vào trong đời sống đặc biệt là máy tính. Chính vì thế mà cuộc cách mạng này mang tới khá nhiều lợi ích thiết thực cho con người. Tăng cường hiệu quả cũng như chất lượng sản xuất. Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động,...
 
Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang được xem là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, người dân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hơn và có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, nâng cao hiểu biết và kiến thức, để có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lí thì mới không bị đào thải giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến.
 
Cũng tại buổi tọa đàm, đồng chí Bùi Văn Dũng chia sẻ, đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường vấn đề việc làm vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, để khi ra trường có thể tiếp cận được những cơ hội việc làm tốt, các bạn sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường cũng nên tìm hiểu qua về khoa học hành chính trong việc viết đơn xin việc, các loại văn bản liên quan, và tận dụng mạng Internet để nắm bắt các thông tin tuyển dụng sớm nhất mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đưa lên. Với sự thông minh và ham học hỏi của các bạn sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đồng chí tin rằng, các bạn sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có những công việc tốt trong tương lai và là lực lượng quan trọng trong phát triển đất nước.

 

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (18/11)
Giới thiệu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kinh tế Nông nghiệp Việt Nam (18/11)
Lãnh đạo Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam dự chương trình giao lưu chuyên môn chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (17/11)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Viêt Nam Bùi Văn Dũng gặp mặt kỷ niệm truyền thống Bộ đội Trường Sơn (17/06)
Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam tổ chức chương trình Quốc tế thiếu nhi 1/6 (01/06)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Viêt Nam Bùi Văn Dũng đi thăm, chúc Tết và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (05/02)
Lãnh đạo Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam thăm và chúc mừng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (19/11)
Kỷ niệm 19 năm thành lập Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam (14/08)
Yên Định là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và là huyện đầu tiên của khu vực Bắc Trung Bộ đạt chuẩn nông thôn mới (08/05)
Nên liều hay nên quyết đoán trong mọi hành động (23/04)
Quyết định của Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ về việc chấp nhận đơn hợp lệ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kinh tế Nông nghiệp Việt Nam (16/02)
Ngày thương binh liệt sĩ và truyền thống cách mạng của gia đình (15/02)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
32
Tổng truy cập:
4.201.466