Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, biết bao người con của quê hương đã không tiếc máu xương, hy sinh thân mình vì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều người đã anh dũng hy sinh và cũng không ít người phải bỏ lại một phần máu xương nơi chiến trường. Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm những người thương binh liệt sĩ đã hy sinh, mất mát qua những cuộc chiến vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.
Ông nội mình quê ở xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là bộ đội tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. Đóng quân ở làng Bùi Hạ, xã Yên Phú, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Gia đình bà nội khi đó che chở và đùm bọc cán bộ cách mạng. Trong quá trình chiến đấu ông bị thương (thương binh loại A), được bà tận tình chăm sóc, cùng với thời gian ông bà có tình cảm và kết hôn với nhau. Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, lớn lên các bác mình cùng ông nội, tiếp tục tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau khi kháng chiến thành công, ông quyết định ở lại làng Bùi Hạ, xã Yên Phú, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, sinh sống và định cư.
Đất nước được hòa bình và độc lập, để ghi nhận công lao của gia đình có công với cách mạng. Ngày 25/01/2008, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Lợi, đã ký ban hành Quyết định số 234/QĐ-UBND về việc tặng Bằng khen cho gia đình ông Bùi Đức Thắng (ông nội mình) vì đã có thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông nội mình đồng thời là bác ruột của Tiến sĩ Kinh tế Bùi Văn Thạch Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương), nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước.
Ảnh Bùi Văn Dũng ngày 01/03/2018, tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Hai chú cháu gặp mặt đầu xuân 2023, kỷ niệm ngày 04/02/2023. Bùi Văn Dũng bên trái, bên phải Tiến sĩ Kinh tế Bùi Văn Thạch Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương), nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước.
Bản thân và các thành viên trong gia đình, 2 bên nội, ngoại không tham gia công tác gì đối với chế độ cũ, chưa hề bị bắt, tù. Luôn gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên đường ngoại, ông ngoại và các bác cũng đã tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, với những công lao đóng góp cho cách mạng, Đảng, Nhà nước và nhân dân, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh tặng Huân chương kháng chiến hạng ba vì đã có công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, theo Quyết định số 1394 KT/CTN ngày 24 tháng 09 năm 1997, vào sổ vàng số 1418.
Bác mình (anh trai ruột của mẹ) là Đại úy Quân đội nhân dân Việt Nam Lê Văn Hoàn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Võ Chí Công tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc tế vẻ vang tại Campuchia theo Nghị quyết số 2110 KT/HDNN ngày 14 tháng 06 năm 1989.
Và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Võ Văn Kiệt tặng Bằng Tổ quốc ghi công theo Quyết định số 36 CT/KT ngày 27 tháng 03 năm 1991, là liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 45 năm đất nước thống nhất, đặc biệt là qua 35 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng, văn hóa - xã hội có bước tiến bộ rõ nét. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã vượt lên, phát triển kinh tế khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Đất nước ta không những đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bao vây cấm vận, vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới những năm 1997 - 1998 và cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây mà vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Diện mạo kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; tình hình chính trị - xã hội ổn định; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nổi bật là: Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.