Loading...
Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ
10/05/2016 - 3168 lượt xem

Đánh giá cán bộ là khoa học tâm lý về xem xét, nhìn nhận con người. Vì vậy, nó rất hệ trọng đối với cuộc đời người cán bộ. Hiện nay, ngoài việc tổ chức, lãnh đạo đánh giá cán bộ thường niên, đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, đánh giá cán bộ trong sinh hoạt đảng, việc tự phê bình thể hiện sự tự đánh giá của người cán bộ, và phê bình, thể hiện sự đánh giá của người cán bộ, đảng viên này đối với người cán bộ, đảng viên khác.

 

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định và nêu phương hướng tổng quát về công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh việc đánh giá cán bộ và sử dụng cán bộ:" Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được quy định, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy bằng cấp, chạy huân chương. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, giảm sút uy tín, vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, kỷ luật của Đảng".

 

Tuy vậy, trong thời gian qua việc đánh giá cán bộ vẫn còn không ít thiếu sót, khuyết điểm; việc lựa chọn cán bộ để bố trí vào cương vị lãnh đạo, quản lý ở các các cấp nhất là cấp cơ sở vẫn còn những vướng mắc, khó khăn.

 

Do đánh giá cán bộ thiếu chuẩn xác, chưa công bằng, không công tâm cho nên không ít trường hợp cán bộ làm việc hiệu quả thấp, thậm chí có những trường hợp không đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng nhưng vẫn đánh giá tốt và được bổ nhiệm, đề bạt. Ngược lại, người đảm bảo phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao lại không được đánh giá đúng và sử dụng đúng.

 

Để công tác nhận xét, đánh giá cán bộ trong thời gian tới đi vào nền nếp, đúng thực chất, các địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết TƯ4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm. Cần có sự thống nhất về nhận thức và phương pháp thực hiện, trong đó sự gương mẫu của người đứng đầu là rất quan trọng. Phải lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá cán bộ, kết hợp việc rèn luyện đạo đức, lối sống, uy tín của cán bộ, công chức nơi công tác và của nhân dân nơi cư trú.

 

Nhận xét, đánh giá cán bộ phải trên tinh thần xây dựng, tăng cường sự đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, tính tự giác của mọi người, không hẹp hòi, định kiến, cảm tình, nể nang. Đánh giá cán bộ phải theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không sợ khuyết điểm, chỉ sợ không biết sửa chữa khuyết điểm”; thực hiện phương châm đoàn kết, xây dựng, lấy xây làm chính. Phải dựa vào quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển mà đánh giá cán bộ. Những khuyết điểm trước đây người ta đã sửa chữa và tiến bộ thì không nên nhắc lại. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải được tôn vinh và có chính sách ưu đãi. Những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm nghiêm túc và theo dõi, giúp đỡ để người ta có hướng khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.

 

Đánh giá cán bộ là một vấn đề hết sức hệ trọng và rất tế nhị, nhạy cảm, phức tạp. Nó chẳng những là khâu mở đầu quyết định để quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ đúng hay sai mà còn là một nhân tố dễ gây ra những tâm tư, thắc mắc, mất đoàn kết nội bộ. Do đó, công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm, theo một quy trình chặt chẽ.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Hoạt động công tác của đồng chí Bùi Văn Dũng (18/11)
Phát triển kinh tế miền núi bền vững và hiệu quả cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (10/05)
Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn (10/05)
Cần tạo sự đồng thuận trong luân chuyển cán bộ về cơ sở (10/05)
Để làm tốt công tác cải cách hành chính cần xây dựng nhiều giải pháp mang tính đột phá (10/05)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý (10/05)
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý (10/05)
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới (10/05)
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ địa phương (10/05)
Lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch (10/05)
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh (10/05)
Cần quan tâm hơn nữa tới chất lượng giáo dục của các tỉnh miền núi (10/05)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
14
Tổng truy cập:
4.201.368