Loading...
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới
10/05/2016 - 3146 lượt xem

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao".

 

Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào việc nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức. Việc bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đối tượng và nội dung đào tạo, đồng thời gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ. Qua đó chất lượng cán bộ công chức cấp xã đã từng bước được củng cố, số cán bộ chuyên môn được đào tạo bồi dưỡng trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 

Tuy nhiên, việc chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã về trình độ lý luận, chuyên môn, kỹ năng, năng lực hoạt động còn gặp một số khó khăn và hạn chế. Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức đào tạo tại chức, vừa học vừa làm và các lớp bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, khi học xong các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, nhưng việc áp dụng những kiến thức vào giải quyết những công việc cụ thể còn nhiều hạn chế,…

 

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới, việc đầu tiên cần làm đó là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cán bộ công chức xã về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức xã, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở địa phương.

 

Biên soạn lại chương trình, tài liệu bồi dưỡng có cập nhật, bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn và điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm không trùng lặp, có kết cầu phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Bên cạnh đó cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nguồn và giảng viên giảng dạy trực tiếp cho cán bộ công chức cấp xã. Xây dựng đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn. Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành có chuyên môn công tác phù hợp với chuyên môn của 07 chức danh công chức cấp xã, có kinh nghiệm và phương pháp truyền đạt tham gia làm giảng viên và cử đi tập huấn, bồi dưỡng.

 

Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nắm bắt tình hình, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại về nội dung và phương pháp triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở địa phương. Nghiên cứu để tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp theo từng chức danh vị trí việc làm của cán bộ, công chức xã, đặc biệt đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên phục vụ cho yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã và nhu cầu dự nguồn cấp xã, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Hoạt động công tác của đồng chí Bùi Văn Dũng (18/11)
Phát triển kinh tế miền núi bền vững và hiệu quả cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (10/05)
Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn (10/05)
Cần tạo sự đồng thuận trong luân chuyển cán bộ về cơ sở (10/05)
Để làm tốt công tác cải cách hành chính cần xây dựng nhiều giải pháp mang tính đột phá (10/05)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý (10/05)
Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ (10/05)
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý (10/05)
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ địa phương (10/05)
Lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch (10/05)
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh (10/05)
Cần quan tâm hơn nữa tới chất lượng giáo dục của các tỉnh miền núi (10/05)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
11
Tổng truy cập:
4.209.357