Loading...
Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
10/05/2016 - 3203 lượt xem

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên nông thôn, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động, kỹ năng nghề và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên nông thôn. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này.

 

Sau khi chính sách về dạy nghề được ban hành và triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ, người tàn tật, lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất canh tác từ 50% trở lên. Đặc biệt là ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Các tỉnh đã hướng dẫn các huyện, thành phố điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các huyện, thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của các huyện, thành phố.

 

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện. Nhiều luật mới ra đời và đi vào thực tiễn đời sống như Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài,… và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

 

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao và các chương trình, dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người lao động. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình việc làm cho người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, số người thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, trong đó phải kể đến diện tích đất canh tác ít; chậm đổi mới vật nuôi, cây trồng; thiếu vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh; trình độ văn hoá, nghề nghiệp còn bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động,…

 

Để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn giúp họ đảm bảo chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

 

Nâng cao vai trò của Chính phủ, với vai trò chủ yếu là tạo khuôn khổ pháp luật; tổ chức, kiểm tra thực hiện, giám sát và cũng là người tổ chức, tạo điều kiện cho thanh niên tự tạo việc làm hoặc tham gia thị trường lao động. Nhà nước không bao cấp, nhưng đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực dạy nghề, việc làm, giao dịch lao động là rất quan trọng, được coi là đầu tư cho phát triển. Đồng thời, mở rộng sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các đối tác xã hội nhằm tăng thêm nguồn lực cùng Nhà nước giải quyết vấn đề xã hội bức xúc nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.

 

Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; trong đó, có các chương trình thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia hoặc các dự án lớn của Nhà nước, chương trình thanh niên lập thân, lập nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xoá đói giảm nghèo, thanh niên tham gia xuất khẩu lao động. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và thanh niên nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Tổ chức tư vấn học nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn để họ sớm có hướng chọn ngành, nghề phù hợp cho riêng mình.

 

Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ thanh niên, trong đó đặc biệt là chính sách hỗ trợ vốn nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế nông thôn, yếu tố mang tính quyết định trên bước đường lập nghiệp. Hiện nay rất cần có những chính sách đổi mới về giáo dục đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo những nghề kỹ thuật, công nghệ, công nghệ cao; hướng việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, cần tìm ra những mô hình đào tạo nghề phù hợp ở từng địa phương. Việc đào tạo nghề cũng nên tiến hành tại địa phương, tránh tốn kém. Các địa phương cần nắm rõ nguyện vọng của thanh niên nông thôn, tư vấn kịp thời về lối sống nghề nghiệp và hỗ trợ các kỹ năng tham gia lực lượng lao động; hỗ trợ doanh nhân trong nông thôn, khuyến khích đầu tư của tư nhân vào khu vực này.

 

Các địa phương cần thực hiện tốt vấn đề quy hoạch nông thôn và có những chính sách hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về hoạt động tại địa bàn. Có cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức mở các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề địa phương vừa là sử dụng người lao động ở địa bàn và tận dụng những nguyên liệu sẵn có như: mây, tre, nứa...

 

Đào tạo và nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo định hướng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế - xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trương, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã tối thiểu phải có trình độ đào tạo từ sơ cấp về quản lý nhà nước trở lên. Chỉ bố trí vào bộ máy lãnh đạo quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm cho thanh niên ở nông thôn một cách có hiệu quả.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Hoạt động công tác của đồng chí Bùi Văn Dũng (18/11)
Phát triển kinh tế miền núi bền vững và hiệu quả cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp (10/05)
Cần tạo sự đồng thuận trong luân chuyển cán bộ về cơ sở (10/05)
Để làm tốt công tác cải cách hành chính cần xây dựng nhiều giải pháp mang tính đột phá (10/05)
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý (10/05)
Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ (10/05)
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý (10/05)
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới (10/05)
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ địa phương (10/05)
Lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch (10/05)
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh (10/05)
Cần quan tâm hơn nữa tới chất lượng giáo dục của các tỉnh miền núi (10/05)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
28
Tổng truy cập:
4.201.519