Loading...
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP
03/09/2016 - 4578 lượt xem

TPP là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của nhà nước về vấn đề môi trường, lao động,...

 

TPP còn được kỳ vọng là nền tảng xây dựng một FTA khu vực châu Á- Thái Bình Dương (FTAAP). TPP đại diện cho nguồn động lực thúc đẩy chương trình nghị sự APEC. Các vòng đàm phán hiệp định có tiềm năng đem đến một kết quả tốt đẹp, cho phép APEC đạt một bước tiến bộ lớn trong việc tăng cường hội nhập, đáp ứng mục tiêu về thương mại tự do, cởi mở và thúc đẩy tính hội tụ khu vực APEC.

 

Lần đầu tiên, 4 nước Singapore, Chile, Newzealand, Brunei ký Hiệp định này vào ngày 3/6/2005 và TPP có hiệu lực ngày 28/5/2006. Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia đàm phán TPP, sau đó tháng 11/2008 các nước Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia, Việt Nam tuyên bố tham gia TPP vào 11/2010, tiếp đến là Canada tham gia vào tháng 10/2012 và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013. Như vậy, đến thời điểm này, TPP gồm 12 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Hoa Kỳ, Peru, Singapore và Việt Nam.

 

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực đàm phán quan trọng trong khuôn khổ các đàm phán FTA. Sở hữu trí tuệ cũng là một trong những chủ đề lớn trong đàm TPP. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các thành viên tham gia đàm phán TPP chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: quyền tác giả và quyền liên quan, bằng sáng chế, chỉ dẫn địa lí và nhãn hiệu thương mại.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Thực thi quyền theo Hiệp định TRIPS (31/07)
Các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ (06/05)
Luật điều ước về sở hữu trí tuệ quốc tế (06/05)
Các công trình nghiên cứu pháp lý về sở hữu trí tuệ quốc tế (06/05)
Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và thẩm quyền chuyên môn trong việc phân cấp quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (28/04)
Chủ thể của thủ tục hành chính (29/04)
Phê chuẩn điều ước quốc tế (28/04)
Các thỏa thuận quốc tế (28/04)
Điều ước quốc tế (28/04)
Cơ chế hết quyền khu vực trong Hiệp định TRIPS (28/04)
Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên (28/04)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
5
Tổng truy cập:
4.133.068