Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu sự thiếu hụt sản lượng giúp tìm ra những biện pháp chống lại chu kỳ kinh tế nhằm ổn định kinh tế.
Chu kỳ kinh tế là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng lý thuyết.
Về lý thuyết, sản lượng của mỗi nền kinh tế tăng đều đặn theo thời gian, do các chính phủ thực thi các biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu… Song mỗi nền kinh tế lại chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong, cũng như bên ngoài. Do vậy, tăng trưởng thực tế luôn bị dao động xoay quanh tăng trưởng lý thuyết.
Thương mại quốc tế giúp ta giải thích chu kỳ kinh doanh lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác và mang tính chất toàn cầu (khi một nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế).
Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự thiếu hụt sản lượng. Sự thiếu hụt sản lượng hay đó chính là lỗ hổng của GNP.