Loading...
Chính sách tài khóa trong lý thuyết
28/04/2016 - 2487 lượt xem

Chính sách tài khóa, chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của chính phủ (G) và chính sách thuế (T) tác động vào nền kinh tế.

Khi sản lượng của nền kinh tế quá thấp hoặc quá cao so với sản lượng tiềm năng (Qp) thì chính phủ có thể thông qua chính sách tài khóa tác động để đưa sản lượng thực tế (Qa) của nền kinh tế trở về mức sản lượng tiềm năng.

Lý thuyết, chính phủ sử dụng chính sách tài khóa như thế nào?

Giả sử nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, sản lượng thấp (Qa < Qp), thất nghiệp tăng (Ui > Un). Các hãng không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, tổng cầu AD ở mức thấp. Lúc này chính phủ có những biện pháp kích cầu bằng cách chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế. Điều này tác động làm tăng việc làm và tăng sản lượng của nền kinh tế.

Ngược lại nền kinh tế ở trạng thái thịnh vượng, sản lượng cao (Qa > Qp), thất nghiệp ít (Ui < Un), lạm phát tăng cao (i cao). Lúc này chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu và tăng thuế, sản lượng giảm nhưng lạm phát chững lại.

Chính sách tài khóa có thể coi là một biện pháp mạnh để ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, chính sách tài khóa không có sức mạnh như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Minh chứng là các nền kinh tế thị trường luôn không ổn định, chu kỳ kinh doanh chưa được khống chế hoàn toàn.

Hệ thống tài chính hiện đại có những yếu tố tự điều chỉnh mạnh.

+ Những thay đổi tự động về thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập lũy tiến với thu nhập cá nhân và thu nhập của doanh nghiệp. Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng. Ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm, số thu về thuế cũng giảm, mặc dù chính phủ chưa điều chỉnh thuế suất.

+ Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các khoản chuyển khoản mang tính chất xã hội khác (TR). Khi mất việc, người thất nghiệp được nhận trợ cấp thất nghiệp, ngược lại khi có việc làm họ bị cắt tiền trợ cấp. Như vậy hệ thống bảo hiểm bơm thêm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế.

Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có tác dụng làm giảm một phần các dao động của nền kinh tế, không xóa bỏ hoàn toàn những dao động đó.

 
 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Quy mô không đổi (nghiên cứu sản xuất trong giai đoạn ngắn hạn) (06/11)
Đường ngân sách (06/11)
Thặng dư tiêu dùng (06/11)
Tổng sản lượng, sản lượng biên tế, và sản lượng trung bình (06/11)
Đường đẳng lượng (06/11)
Đường đẳng ích (đường cong bàng quan) (06/11)
Quy mô thay đổi (nghiên cứu sản xuất trong giai đoạn dài hạn) (06/11)
Hiệu năng sản xuất đạt cao nhất (06/11)
Giá bán trên thị trường (07/09)
Chính sách ấn định giá trần (04/09)
Đường cầu đối trước xí nghiệp trong điều kiện độc quyền hoàn toàn (04/09)
Sử dụng chính sách thuế trong thị trường độc quyền (04/09)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
1
Tổng truy cập:
4.189.606