Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn toàn, người bán là người chấp nhận giá, người bán phải bán sản phẩm của mình theo giá thị trường. Nhưng trong thị trường độc quyền hoàn toàn, nhà độc quyền là người thực sự ấn định giá. Tuy nhiên, nhà độc quyền không thể bán hết sản phẩm của mình với bất kỳ mức giá nào mà nhà độc quyền muốn.
Nhà độc quyền chỉ có thể bán hết số lượng sản phẩm mong muốn của mình bằng cách định ra mức giá phù hợp với ý muốn của mình bằng cách định ra mức giá phù hợp với ý muốn của người tiêu dùng. Tức là nhà độc quyền phải thăm dò xem người tiêu dùng sẳn lòng mua hết số lượng sản phẩm mà nhà độc quyền muốn bán với mức giá cao nhất là bao nhiêu?
Như vậy, nhà độc quyền căn cứ vào đường chi phí biên và đường doanh thu biên của mình để xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhận, sau đó nhà độc quyền sử dụng đường cầu thị trường để ấn định giá bán phù hợp với ý muốn của người tiêu dùng. Chỉ có làm như vậy nhà độc quyền mới thu được lợi nhuận tối đa.
Trong độc quyền không có đường cung. Vì việc quyết định sản lượng và giá bán của nhà độc quyền không chỉ phụ thuộc vào đường biên phí của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào đường cầu của thị trường.