Loading...
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
03/09/2016 - 4524 lượt xem

Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song hành với sự gia tăng các luồng giao thương trên phạm vi toàn cầu. Tranh chấp diễn ra khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết. Các tranh chấp thương mại đưa ra giải quyết tại WTO xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

 

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì thương mại quốc tế và thực thi các quy định của WTO.

 

Hệ thống này được vận hành bởi cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO. Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên, được phân thành 2 cấp là Ban Hội thẩm (Panel Body) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). Các quyết định của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định khởi tố tranh chấp chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Nói cách khác, quyết định sẽ được thông qua khi có ít nhất một thành viên chấp thuận. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thể hình dung rằng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB. Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT (1947 – 1994) nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.

 

Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) – gọi tắt là Trung tâm WIPO – được thành lập từ năm 1994 nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ liên quan đến các yếu tố thương mại giữa các bên.

 

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WIPO và WTO được sử dụng bởi các bên khác nhau (chỉ áp dụng ở cấp độ quốc gia thành viên của WTO, không áp dụng đối với các khu vực tư nhân) và được điều chỉnh bởi các quy tắc khác nhau: WIPO áp dụng các điều ước WIPO trong khi đó WTO sử dụng các hiệp định WTO. Tuy nhiên, có 1 sự chồng chéo xảy ra. Theo đó, WTO cũng có thể giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia thông qua Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). WTO có thể giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến sở hữu trí tuệ trong một vài tranh chấp TRIPS bằng cách kết hợp chặt chẽ với WIPO và củng cố sự hợp tác qua lại giữa hai tổ chức.

 

Trình tự giải quyết 1 vụ tranh chấp thông thường trải qua các bước cơ bản sau:

 

Hòa giải

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO khuyến khích hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp, nếu hòa giải thất bại, ban sơ thẩm (panel) sẽ được thành lập.

Sơ thẩm

Ban sơ thẩm thông thường gồm 3 chuyên gia từ các nước không liên quan đến vụ kiện, sẽ hoàn thành công việc của mình trong vòng 6 tháng (trong một số trường hợp khẩn cấp, phải giải quyết trong 3 tháng). Báo cáo (phán quyết) của Ban sơ thẩm sẽ được cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO thông qua (hoặc phủ quyết) trên cơ sở đồng thuận trong thời hạn 60 ngày. Nếu một bên có liên quan trong vụ kiện không chấp nhận phán quyết, quá trình phúc thẩm sẽ bắt đầu.

Phúc thẩm

Phúc thẩm là nội dung mới trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO. Ban phúc thẩm (appellate body) gồm 7 thành viên, có thời hạn tối đa 60 ngày để hoàn thành công việc. Báo cáo của Ban phúc thẩm, sau khi được cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO thông qua trên cơ sở đồng thuận, sẽ được các bên trong vụ kiện chấp thuận không điều kiện và có tính ràng buộc pháp lý, trừ khi cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO bỏ phiếu đồng thuận phủ quyết (negative consensus). Các bên có liên quan trong vụ kiện sẽ thông báo với cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO về kế hoạch thực hiện phán quyết, và cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO sẽ thực hiện chức năng giám sát quá trình thực hiện phán quyết cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

 

Sau khi có phán quyết cho tranh chấp, các bên liên quan sẽ đàm phán để đạt được giải pháp về đền bù (cho bên chịu thiệt hại trong tranh chấp). Nếu không đạt được đền bù, cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO cho phép nước đi kiện trả đũa thông qua việc chấm dứt ưu đãi dành cho bên kia, thông thường trong cùng lĩnh vực với vụ kiện. Tuy nhiên, nước đi kiện cũng có thể trả đũa trong lĩnh vực khác, ví dụ, trong vụ kiện về chuối giữa Ecuador với EU, khi được xử thắng kiện và được phép trả đũa, Ecuador đã chấm dứt việc áp dụng các ưu đãi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với EU.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (03/09)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
24
Tổng truy cập:
4.201.327