Loading...
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN)
03/09/2016 - 3470 lượt xem
Pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo đảm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc giữa các chủ thể nước ngoài và bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia giữa chủ thể nước ngoài với chủ thể Việt Nam, theo đó cá nhân, pháp nhân nước ngoài được hưởng mọi quyền và chịu mọi nghĩa vụ như đối với chủ thể Việt Nam. Ngoại lệ duy nhất về NT (yêu cầu người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp) là ngoại lệ được TRIPS cho phép.

Về nguyên tắc cơ bản của cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tổng quan các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, và các biện pháp khác (biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính) trong trường hợp cần thiết.

 

Về quyền tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ coi quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là quyền quan trọng, xuất phát từ góc độ quyền sở hữu trí tuệ là quyền có tính đặc thù, để quyền này được được pháp luật bảo hộ, đòi hỏi chủ thể quyền cần phải chủ động, tự mình tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Vì vậy, nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh trách nhiệm của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong việc tự bảo vệ quyền của mình bằng các biện pháp thích hợp, không nên chỉ thụ động trông chờ vào sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi.

 

Về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp).

 

Đồng thời, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định về hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ, tạo cơ sở cho việc triển khai hoạt động này nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện có hiệu quả.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (03/09)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
3
Tổng truy cập:
4.133.144