Loading...
Phân biệt giữa quền sở hữu trí tuệ với quyền sở hữu tài sản thông thường
28/04/2016 - 5708 lượt xem

Quyền sở hữu gồm ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Đối với quyền sở hữu tài sản thông thường, chủ sở hữu tự mình thực hiện các hành vi kiểm soát, sử dụng và định đoạt trực tiếp đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, đối với quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền là lợi ích vật chất mà khi khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền là lợi ích vật chất mà khi khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ mang lại cho chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp. Vì vậy, việc thực hiện ba quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có tính đặc thù.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự, tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức là lợi ích vật chất thể hiện dưới dạng vật chất tự nhiên hay thể hiện bằng giá trị được tính bằng tiền như giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản trị giá bằng tiền. Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật dân sự thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản. Quyền tài sản gồm quyền giá trị bằng tiền, quyền khai thác sử dụng các loại tài sản, quyền thực hiện hợp đồng,… Vậy, quyền sở hữu trí tuệ thuộc loại quyền khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ đem lại lợi ích vật chất cho chủ sở hữu.

Quyền sở hữu trí tuệ được tiếp cận là đối tượng của quyền dân sự (đối tượng của quyền sở hữu) thì chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối tượng này.

Quyền sở hữu trí tuệ được tiếp cận dưới góc độ của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản khi khai thác các tác phẩm. Đối với quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới có các quyền khai thác trực tiếp các đối tượng này trong sản xuất kinh doanh.

Đối với quyền tác giả thì chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản này có tính đặc thù so với các quyền tài sản thông thường khác. Quyền tài sản là quyền khai thác thương mại tác phẩm và chủ sở hữu sẽ kiểm soát quyền của mình bằng cách tự mình hoặc cho phép chủ thể khác phát hành đến công chúng một số lượng bản sao nhất định. Thông qua việc khai thác thương mại tác phẩm, chủ sở hữu sẽ hưởng khoản lợi ích vật chất. Chủ sở hữu cũng có thể khai thác tác phẩm  đồng thời chuyển quyền sở hữu tác giả của mình cho người khác để thu số tiền như thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.

Với tư cách là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, cá nhân, tổ chức có đầy đủ ba quyền của quyền sở hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng  và quyền định đoạt. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này khác với quyền sở hữu tài sản là vật, giấy tờ có giá.

Chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng cách dùng biện pháp kiểm soát đối tượng sở hữu của mình như cho người khác sử dụng một thời hạn nhất định và kiểm soát hành vi khai thác của người sử dụng, hoặc dùng các biện pháp kỹ thuật công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm. Khi có hành vi xâm phạm, chủ sở hữu yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi đó.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sản phẩm thể hiện kết quả của hoạt động sáng tạo thì việc khai thác và sử dụng các đối tượng này là quá trình áp dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa. Đối với những đối tượng có tính thương mại như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại thì chủ sở hữu, người sử dụng có quyền khai thác sử dụng các đối tượng đó bằng cách ghi tên thương mại hoặc gắn nhãn hiệu lên các sản phẩm, hàng hóa của mình. Như vậy, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng là quyền áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hàng hóa và quyền khai thác tính thương mại của đối tượng.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chuyển giao quyền sử dụng để nhận một số tiền hoặc chuyển quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế theo di chúc cho cá nhân, tổ chức dược sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã đăng ký bảo hộ và còn thời hạn bảo hộ.

 
 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) (03/09)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
17
Tổng truy cập:
4.201.751