Loading...
Nguồn pháp lý của luật sở hữu trí tuệ quốc tế
09/06/2016 - 598 lượt xem

Nguồn pháp lý của luật quốc tế áp dụng cho các chế định sở hữu trí tuệ quốc tế cũng như tất cả các lĩnh vực luật quốc tế khác được quy định một cách rõ ràng tại Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế. Điều này quy định rằng trong quá trình giải quyết các tranh chấp, Tòa án áp dụng:

a.      Các điều ước quốc tế, bất kể là chung hay riêng, thiết lập các quy tắc được thừa nhận một cách rõ ràng bởi các nước thành viên;

b.      Tập quán quốc tế, với danh nghĩa là thực tiễn chung được chấp nhận như là pháp luật;

c.      Các nguyên tắc chung của pháp luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;

d.      Tùy thuộc vào các quy định của Điều 59 (trong đó cho phép tòa án triệu tập nhân chứng và chuyên gia), các phán quyết của tòa án và các bài giảng của các chuyên gia nghiên cứu có uy tín nhất của các nước, với danh nghĩa là công cụ bổ sung để xác định các quy tắc pháp luật.

Là một phần Quy chế của Tòa án thường trực quốc tế của Liên hiệp các quốc gia (Permanent Court of International Justice of the League of Nations), điều khoản này đã được đưa vào Quy chế của Tòa án quốc tế năm 1945. Điều khoản này liệt kê một danh mục các nguồn hiện đại cơ bản của luật quốc tế, mặc dù không chỉ ra thứ tự ưu tiên về mặt hình thức của các nguồn này. Luật sở hữu trí tuệ quốc tế chủ yếu bắt nguồn từ luật điều ước, tuy nhiên với tầm quan trọng ngày càng gia tăng của việc giải quyết tranh chấp, các nguyên tắc pháp luật chung ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những ý kiến khẳng định rằng các nguyên tắc pháp luật chung ngày càng trở nên quan trọng hơn. Những ý kiến khẳng định rằng các nguyên tắc về con người có tính ưu việt sơ với luật sở hữu trí tuệ đang đòi hỏi phải xem xét lại các nguồn quốc tế truyền thống của luật sở hữu trí tuệ.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) (03/09)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Đồng chí Bùi Văn Dũng dự Hội nghị Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2012
Đang online:
4
Tổng truy cập:
4.137.021