Loading...
Tác động của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) đối với nguyên tắc song phương
09/06/2016 - 1963 lượt xem

Nguyên tắc MFN từng là một nguyên tắc then chốt điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt là trong khuôn khổ của GATT. Hiệp định TRIPS quy định về nguyên tắc này tại Điều 4. Theo nội dung của điều này, trường hợp một Thành viên của TRIPS dành “một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ bất kỳ” cho công dân của nước bất kỳ khác (tức là nước này không nhất thiết phải là thành viên của Hiệp định TRIPS) thì cũng phải dành sự ưu đãi tương tự cho công dân của các thành viên khác của Hiệp định TRIPS. Việc áp dụng nguyên tắc này được hạn chế (ví dụ, không được áp dụng cho các thoả thuận quốc tế (như thoả thuận song phương về sở hữu trí tuệ) có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực (trừ các thoả thuận tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác)).

 

Tác động lớn của nguyên tắc MFN là cân bằng việc dành các đặc quyền và ưu đãi  giữa các thành viên của một nhóm các quốc gia có quan hệ thương mại được điều chỉnh theo nguyên tắc này. Trong trường hợp Hiệp định TRIPS, nguyên tắc MFN đã được soạn thảo theo cách khiến cho nguyên tắc này được áp dụng theo một cách thức tương đối không hạn chế. Ví dụ, điều khoản này không tương đương với  Điều XXIV. Mỗi khi các nước đang phát triển là thành viên WTO ký kết một thoả thuận quốc tế, bất kể là song phương hay đa phương, theo đó dành sự ưu đãi nhiều hơn so với Hiệp định TRIPS cho một quốc gia khác thì sẽ dẫn đến việc nguyên tắc MFN sẽ buộc các nước đang phát triển này phải dành những sự ưu đãi đó cho tất cả các thành viên WTO (tuỳ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4).

 

Điều này có nghĩa là nguyên tắc MFN trong Hiệp định TRIPS khi được kết hợp với các thoả thuận song phương sẽ làm lợi cho hai nhà xuất khẩu sở hữu trí tuệ hàng đầu  thế giới, đó là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Một khi Hoa Kỳ đàm phán một hiệp định với một thành viên WTO là nước đang phát triển,  nguyên tắc MFN đảm bảo rằng EU sẽ được hưởng lợi từ các tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đạt được.  Cũng như vậy trong trường hợp EU đạt được các lợi ích từ một thoả thuận song phương liên quan tới sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, điều này cũng đúng trong trường hợp Hoa Kỳ và EU đàm phán với nhau các thoả thuận song phương chứa đựng các tiêu chuẩn cao hơn TRIPS, những tiêu chuẩn này sẽ trở thành những mục tiêu thực tiễn của các tiêu chuẩn tối thiểu mới mà vòng đàm phán thương mại bất kỳ của WTO trong tương lai sẽ phải đạt được.

 

Điểm then chốt là nguyên tắc MFN khi được kết hợp với nguyên tắc song phương về sở hữu trí tuệ sẽ có tác dụng mở rộng và thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu mới về sở hữu trí tuệ nhanh hơn.  

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) (03/09)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
4
Tổng truy cập:
4.203.947