Loading...
Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
03/09/2016 - 661 lượt xem

Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định về việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

1. Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;

b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;

c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.

2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;

c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.

3. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

4. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;

b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

6. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content
CÁC TIN TỨC KHÁC:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN) (03/09)
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) thuộc WTO và Trung tâm trọng tài & hòa giải thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (03/09)
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (03/09)
Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP (03/09)
Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (03/09)
Những biện pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của WTO (03/09)
Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam những năm đầu gia nhập WTO (03/09)
Biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Biện pháp hành chính và hình sự trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (03/09)
Hết quyền sở hữu trí tuệ và cơ chế hết quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS (03/09)
Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (03/09)
Phó Chủ tịch Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam Bùi Văn Dũng dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2015
Đang online:
8
Tổng truy cập:
4.203.200